Combo ưu đãi dành cho đối tác, tặng hệ thống White Label Reseller Tham gia ngay

(PLO)-  Dịch vụ điện toán đám mây – Cloud là cơ sở hạ tầng quan trọng nhất cho xã hội số 4.0 khi mọi ngành nghề đều có nhu cầu chuyển đổi số.

Theo đánh giá của ông Giáp Hùng Cường, Tổng giám đốc VinaCIS Group, cùng với xu thế phát triển hiện nay, nhu cầu chuyển đổi số ở mọi ngành nghề, dịch vụ điện toán đám mây (Cloud) là cơ sở hạ tầng quan trọng nhất cho xã hội số 4.0.

Dự đoán của VinaCIS, dịch vụ Cloud ở Việt Nam có khả năng đạt mức doanh thu lớn 10.000 tỉ đồng trong hai năm tới. Thế nhưng, doanh nghiệp Việt vốn có xuất phát điểm chậm hơn quốc tế gần 10 năm nên còn nhiều hạn chế so với các nhà cung cấp xuyên quốc gia ngay trên sân chơi nội địa.

Số liệu của Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho thấy, doanh nghiệp Việt chỉ chiếm khoảng 20% thị phần còn 80% thị phần còn lại nằm trong tay các nhà cung cấp nước ngoài như Amazon Web Services (33%), Google (21%), Microsoft (21%).

Chưa kể, để ứng dụng điện toán đám mây vào doanh nghiệp cần sự phối hợp của nhiều công nghệ quản trị tự động và kế toán tự động cũng như yêu cầu về hạ tầng mạng, phần mềm, máy chủ, lưu trữ… Những yếu tố này vốn dĩ đòi hỏi rất nhiều nguồn lực, kiến thức và kinh nghiệm khác nhau, điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể hội tụ đủ.

Chính vì thế, với mong muốn tăng sức mạnh cho lĩnh vực điện toán đám mây Việt Nam, VinaCIS chính thức ra mắt Hợp tác xã Cloud để giải quyết các bài toán khó trong việc lưu trữ dữ liệu.

Ông Giáp Hùng Cường chia sẻ lợi ích và mục đích của mô hình Hợp tác xã Cloud. Ảnh: THU HÀ

Hợp tác xã này tập hợp các nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp, các hãng máy chủ đa quốc gia, các trung tâm dữ liệu trong nước, công ty phần mềm như Viettel IDC, Lenovo, Amtec… để kết nối các bên lại cùng nhau kinh doanh trên một nền tảng minh bạch và chặt chẽ.

Dự kiến sẽ phục vụ 50.000 đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng dịch vụ hạ tầng công nghệ viễn thông vận hành các phần mềm, nền tảng số phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

“Nếu như bạn đã từng mua hàng ở Thế giới di động sẽ thấy nhân viên chỉ cần dùng một chiếc điện thoại thông minh để đặt hàng, thanh toán, kiểm tra hàng hóa từ hàng trăm chi nhánh khác nhau cho tới xử lý các dịch vụ hậu cần khác. Họ làm được như vậy là do mọi dữ liệu đồ sộ của tập đoàn đã tổng hợp lên hệ thống lưu trữ.

Trong khi đó, có một số khách hàng của tôi, vốn dĩ bán phở, bún riêu rất đông khách nhưng khi mở chi nhánh thứ 2, thứ 3, dù cùng một công thức, một người nấu nhưng kinh doanh lại không đạt hiệu quả, khách phàn nàn dịch vụ nhiều.

Vấn đề nằm ở chỗ họ chưa xử lý được dữ liệu, công tác quản lý nhân sự, tài chính theo truyền thống, mất nhiều nhân lực, tài chính lại dễ xảy ra sai sót.

Lấy hai ví dụ như thế để chúng ta hiểu rằng bất kể ngành nghề nào, dù bán bún riêu hay lớn lao hơn là sản xuất kinh doanh xuất khẩu thì muốn phát triển được vẫn cần số hóa dữ liệu và hệ thống kinh doanh” – ông Cường nói.

Tuy nhiên, khi nhìn vào thực tế, ông Cường cũng cho rằng điện toán đám mây chỉ dễ dàng với các doanh nghiệp lớn, trong khi đó các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ rất khó tiếp cận.

Chính vì thế, các doanh nghiệp này cần tính toán, lựa chọn mô hình phù hợp. Tránh “đầu voi đuôi chuột”, mang bộ máy cồng kềnh từ doanh nghiệp lớn để áp vô doanh nghiệp nhỏ của mình.

Thu Hà

Nguồn: https://plo.vn/vi-sao-quan-pho-dong-khach-nhung-mo-chi-nhanh-lai-leo-teo-post722334.html

Liên hệ hợp tác